Thông cáo báo chí

Giá nhiên liệu đầu vào tăng cao dẫn đến chi phí sản xuất và mua điện của EVN tăng hơn 16.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2020

Theo số liệu thống kê, trong tháng 7/2021 và 20 ngày đầu tháng 8/2021, giá nhiên liệu đầu vào mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thực hiện đang cao hơn rất nhiều so với thông số giá bình quân đã thực hiện 6 tháng đầu năm 2021, đặc biệt là giá than.

Cụ thể như sau: Giá than nhập khẩu bình quân tháng 7 tăng 17,5% so với số liệu bình quân tháng 6/2021, tăng 51,8% so với số liệu bình quân thực hiện 6 tháng đầu năm 2021 và tăng 250% so với số liệu bình quân thực hiện năm 2020 (tăng từ 98,8 USD/tấn bình quân 6 tháng đầu năm lên đến 150 USD/tấn bình quân tháng 7/2021 và 159,7 USD/tấn trong 10 ngày đầu tháng 8/2021). Giá dầu HFSO bình quân tháng 7 tăng 23% so với số liệu bình quân thực hiện 6 tháng đầu năm 2021 và tăng 68,3% so với số liệu thực hiện bình quân năm 2020. Số liệu chi tiết như sau:

TT

Loại hình

Đơn vị

Bình quân 2020

 Bình quân T1-T6/2021

 Bình quân T7/2021

Số liệu

mới nhất T8/2021

I

Than nhập

 

 

 

 

 

1

NewCastle

USD/tấn

60.3

98.8

150.0

159.7

2

CoalFax

USD/tấn

58.9

98.4

147.1

155.8

II

Dầu

 

       

1

Dầu thô Brent

USD/thùng

41.8

65.0

75.0

71.3

2

Dầu HSFO

USD/tấn

249.5

374.4

420.2

419.0

3

Dầu DO

vnđ/kg

13,182.8

14,981.5

17,492.2

17,508.0

4

Dầu FO 3S

vnđ/kg

10,563.6

12,454.5

14,240.2

14,200.0

5

Dầu FO 3S (V2)

vnđ/kg

10,770.9

12,697.2

14,522.0

14,481.8

6

Dầu FO 3.5S

vnđ/kg

9,898.0

12,297.8

14,149.3

14,109.1

III

Tỷ giá

 

       

1

Tỷ giá USD

Vnđ

23,321.7

23,138.1

23,104.7

23,030.0

2

Tỷ giá EUR

Vnđ

27,171.2

28,358.9

27,826.0

27,790.6

3

Tỷ giá JPY

Vnđ

221.3

218.6

213.6

214.2

 

Theo số liệu vận hành hệ thống điện quốc gia, sản lượng phát của nhiệt điện than và dầu chiếm tỷ lệ 51% trên tổng số của tất cả các loại hình nguồn phát. Các thông số giá than nhập khẩu và giá dầu thế giới đã và đang tác động rất lớn đến chi phí mua điện của EVN đối với các nhà máy nhiệt điện than sử dụng than nhập khẩu và các nhà máy nhiệt điện khí có giá khí theo giá thị trường. Nếu so với cùng kỳ năm 2020 thì chi phí mua điện của EVN năm 2021 tăng tới 16.600 tỷ đồng. 

Đến thời điểm hiện nay, diễn biến giá nhiên liệu thế giới cho thấy xu hướng tăng trong các tháng đầu năm, tăng cao trong tháng 7-8/2021 và khó dự báo diễn biến giá nhiên liệu trong các tháng cuối năm 2021.

Với tình hình biến động về giá nhiên liệu đầu vào trong 8 tháng đầu năm 2021 như trên dẫn đến chi phí sản xuất và mua điện của EVN tăng cao. Bên cạnh đó, tình hình diễn biến thủy văn của các hồ thủy điện ở phía Bắc đến nay không thuận lợi, hiện đã là cuối tháng 8 – tức là thời điểm cuối mùa lũ chính vụ nhưng vẫn chưa có dấu hiệu lũ về các hồ thủy điện. Do vậy, tình hình tài chính của EVN cả năm 2021 được nhận định sẽ có rất nhiều khó khăn./.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Ban Truyền thông - Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
Điện thoại: 024.66946405/66946413; Fax: 024.66946402
Địa chỉ: Số 11 phố Cửa Bắc, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình - Hà Nội;
Xem file Tại đây

Tác giả: ; xuất bản: 25/08/2021 07:49
Họ tên của bạn
Địa chỉ Email  
Tiêu đề
Nội dung
Mã xác nhận
Gửi nhận xét
  • Tổ Xung kích số 2 tham gia hỗ trợ thi công ĐZ 500kV mạch 3

  • Đội xung kích PC Hải Dương hỗ trợ Vị trí 66 tại huyện Nghĩa Hưng, Nam Định

  • Đoàn TNCS Hồ Chí Minh PC Hải Dương với phong trào tình nguyện

  • 54 năm thành lập Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương

  • Họp trực tuyến về tình hình cung cấp điện EVNNPC

  • Hội nghị Tổng kết công tác SXKD năm 2022 và mục tiêu kễ hoạch, nhiệm vụ năm 2023

  • Hội nghị Tổng kết công tác QLKT-AT-VSLĐ năm 2022 và mục tiêu năm 2023

  • PC Hải Dương áp dụng công nghệ số vào quản lý vận hành lưới điện tại TT điều khiển xa Hải Dương

  • PC Hải Dương đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh

  • Hội nghị Tổng kết công tác QLKT-AT-VSLĐ năm 2021 và mục tiêu năm 2022

  • HỘI THAO CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC LAO ĐỘNG TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC NĂM 2022

  • Đảm bảo cấp điện SeaGame 31