Văn hóa doanh nghiệp

CHUẨN MỰC TRONG ỨNG XỬ, THỰC THI CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO

Phong cách ứng xử là tố chất quan trọng của người lãnh đạo, quản lý, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành; đồng thời, cũng là cơ sở để đánh giá đạo đức, năng lực cán bộ. Qua thực tiễn cho thấy, nơi nào người lãnh đạo, quản lý có đức, có tài, có uy tín và được sự tin tưởng, tín nhiệm cao thì nơi đó phát huy dân chủ, nội bộ đoàn kết, thống nhất, thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Để có phong cách ứng xử tốt, trước hết phải xuất phát từ cái tâm, trên tinh thần yêu thương, tôn trọng con người, hiểu biết tâm lý và phong cách quần chúng. Sống có nghĩa tình, chân thành, thương yêu, đối xử, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp và mọi người theo lẽ phải, phù hợp với đạo lý. Đồng thời, không ngừng rèn luyện, nâng cao kỹ năng, chuẩn mực về phong cách ứng xử. 

Theo Điều 10 trong Qui định văn hóa lãnh đạo trong Tổng công ty điện lực miền Bắc qui định về 11 chuẩn mực trong ứng xử thực thi. Đây là những chuẩn mực cơ bản mà mỗi một người lãnh đạo cần có, mỗi người lãnh đạo phải luôn nhìn nhận bản thân mình, không ngừng trau dồi hoàn thiện bản thân, phấn đấu trở thành người lãnh đạo vừa có trí, vừa có đức, đạt được hiệu quả trong công tác lãnh đạo, điều hành tổ chức của mình góp phần xây dựng cơ quan đơn vị ngày càng phát triển toàn diện, bền vững, xứng tầm doanh nghiệp có văn hóa mạnh.

VĂN HÓA LÃNH ĐẠO CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC

Điều 10. Chuẩn mực trong ứng xử thực thi

1. Lấy giá trị đạo đức làm nền tảng hành động

Tôn trọng nhân phẩm người lao động, có lối sống văn minh, nếp sống khoa học, lấy chữ tín làm trọng, chất lượng sản phẩm là hàng đầu, tuân thủ pháp luật, không làm những việc ảnh hưởng đến lợi ích của đất nước, của dân tộc và của doanh nghiệp.

2. Bản lĩnh

Dám chấp nhận cái mới, chấp nhận mắc lỗi, sẵn sàng thay đổi, không ngại khi đưa ra những quyết định khó, dám đương đầu với những thử thách gian nan để đạt được thành quả tốt hơn cho đơn vị.

3. Nỗ lực vì sự nghiệp chung

Tích cực giải quyết các khó khăn trong và ngoài doanh nghiệp, triệt để thực hiện các mục tiêu, đảm bảo hài hòa lợi ích.

4. Biết hy sinh vì tập thể

Đức hy sinh vì tập thể của người lãnh đạo sẽ truyền năng lượng và nhiệt huyết cho cấp dưới, tạo ra sức mạnh tập thể đi tới thành công. Người lãnh đạo sẵn sàng đứng mũi chịu sào, đi trước về sau, sẵn sàng hỗ trợ nhân viên; là người biết hài hòa các lợi ích giữa doanh nghiệp người lao động và cộng đồng trên cơ sở pháp luật qui định.

5. Công bằng, chính trực

Công tam trong giải quyết công việc, trong đối xử với cấp dưới. Lãnh đạo góp ý, phê bình cấp dưới chân thành, thẳng thắn, mang tính xây dựng và khen ngợi khi cấp dưới tiến bộ.

6. Thấu tình đạt lý

Đạt lý là yếu tố hàng đầu khi giải quyết công việc, các quyết định phải có căn cứ pháp lý và trên cơ sở khoa học nhằm đạt mục tiêu của đơn vị. Thấu tình là thu phục nhân tâm, tạo động lực và khai thác tiềm năng của cấp dưới, tăng cường sự hợp tác, chia sẻ với khách hàng, đối tác khi giải quyết công việc.

7. Coi trọng cấp dưới

Thấu hiểu nhân viên, quan tâm đến đời sống và hoàn cảnh của nhân viên, sử dụng những hiểu biết để ứng xử với nhân viên, tạo cơ hội cho nhân viên được thể hiện ý kiến. Nhân viên càng được coi trọng họ càng muốn làm tốt hơn công việc, hợp tác tốt hơn với người khác, tự tin và có năng lực cao hơn.

8. Quan tâm lợi ích của người lao động

“Người lao động là tài sản quí giá nhất”, vì vậy người lãnh đạo phải luôn quan tâm đến ngườ lao động đầy đủ các quyền lợi theo qui định của pháp luật, công bằng và minh bạch trong chế độ đãi ngộ. Thể hiện sự chân thành khi đánh giá nhân viên.

9. Giữ được cái tôi

Tuy nhiên, là người đứng đầu đơn vị, người lãnh đạo làm chủ được bản than, luôn cố gắng giữ “cái tôi” của mình cho riêng mình. Người lãnh đạo luôn khiêm nhường, tất cả vì tổ chức, vì công việc và phụng sự khách hàng.

10. Giữ lời hứa

Giữ lời hứa thể hiện tính nghiêm túc, tinh thần trách nhiệm, tính nhất quán trước sau như một, sự tin tưởng lẫn nhau. Vì vậy, người lãnh đạo cần giữ đúng lời hứa của mình, thậm chí còn làm nhiều hơn những dì đã hứa với cấp dưới, với khách hàng và đối tác.

11. Trung thực

Đây là tôn trọng sự thật lẽ phải và chân lý trong cách cư xử, là cơ sở đảm bảo cho các mối quan hệ tốt đẹp. Chữ tín là đức tính hàng dầu của doanh nhân, có tính trung thực người lãnh đạo mới xây dựng được chữ “tín” với nhân viên, với khách hàng, đối tác và cộng đồng xã hội.

Trần Thị Hiền Giang – Phó trưởng phòng TCNS

Tác giả: ; xuất bản: 25/11/2024 09:53
Họ tên của bạn
Địa chỉ Email  
Tiêu đề
Nội dung
Mã xác nhận
Gửi nhận xét
  • Tổ Xung kích số 2 tham gia hỗ trợ thi công ĐZ 500kV mạch 3

  • Đội xung kích PC Hải Dương hỗ trợ Vị trí 66 tại huyện Nghĩa Hưng, Nam Định

  • Đoàn TNCS Hồ Chí Minh PC Hải Dương với phong trào tình nguyện

  • 54 năm thành lập Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương

  • Họp trực tuyến về tình hình cung cấp điện EVNNPC

  • Hội nghị Tổng kết công tác SXKD năm 2022 và mục tiêu kễ hoạch, nhiệm vụ năm 2023

  • Hội nghị Tổng kết công tác QLKT-AT-VSLĐ năm 2022 và mục tiêu năm 2023

  • PC Hải Dương áp dụng công nghệ số vào quản lý vận hành lưới điện tại TT điều khiển xa Hải Dương

  • PC Hải Dương đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh

  • Hội nghị Tổng kết công tác QLKT-AT-VSLĐ năm 2021 và mục tiêu năm 2022

  • HỘI THAO CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC LAO ĐỘNG TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC NĂM 2022

  • Đảm bảo cấp điện SeaGame 31