Văn hóa doanh nghiệp

Bài 6. Văn hóa ngồi trên xe ô tô

Bài 6. Văn hóa ngồi trên xe ô tô

Để thể hiện là con người có văn hóa, là người lịch thiệp, vị trí ngồi và cách lên xuống xe cũng cần được thực hiện theo nguyên tắc.  Văn hóa ngồi xe 4 chỗ vô cùng quan trọng trong các doanh nghiệp lớn và trong lĩnh vực ngoại giao, nắm được những nguyên tắc này giúp bạn dễ dàng bắt kịp với cuộc sống hiện đại và tránh được những tình huống khó xử trong cuộc sống.

Khi đi với lãnh đạo

Trong nghi thức lễ tân, khi đi với lãnh đạo, người ta quy định rất rõ về vị trí ngồi. Khi đi cùng với lãnh đạo, nếu chưa thật sự biết rõ mình nên ngồi vị trí nào, tốt nhất bạn nên đợi sếp mình ngồi trước còn chỗ nào trống là của mình. Đây là điều hết sức tế nhị, đòi hỏi phải ứng xử linh hoạt tùy từng huống cụ thể để tránh những điều khó xử. Quy cách ngồi trên xe ô tô trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam được qui định trong Điều 35 của Bộ qui tắc ứng xử văn hóa EVN.

Khi đi với người yêu, vợ/chồng

Những người yêu nhau nên cùng ngồi chung một hàng ghế, điều đó có nghĩa là 2 người cùng ngồi ghế trước hoặc ngồi ghế sau (nếu có tài xế riêng). Tình yêu luôn cần có sự gắn bó, vì vậy, những người yêu nhau luôn ngồi cạnh nhau bất kể ngồi trong xe hơi hay trong cuộc sống. Ngồi cạnh nhau vừa là để dễ dàng trao đổi tâm tư, tình cảm vừa thể hiện họ là một cặp dù ở bất kỳ nơi đâu. Chính vì vậy, nếu bạn đi cùng xe với người mình yêu, đừng bỏ quên người ấy mà chui lên ngồi cùng tài xế hay xuống ghế sau ngồi một mình.

Khi đi với bà bầu và trẻ em

Để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai, hãy để họ ngồi ở hàng ghế phía sau. Với bà bầu, cần phải ngồi ở ghế thoải mái nhất để tránh gây tắc nghẽn lưu thông mạch máu chi dưới. Hơn thế nữa, nếu đi cùng bà bầu, đừng đi đoạn đường quá dài, hãy nghỉ ngơi để họ có được sự thoải mái nhất trong chuyến hành trình. Đối với trẻ em, bạn nên sắm thêm ghế chuyên dụng loại ngồi trên xe ô tô cho bé để bé ngồi thoải mái và an toàn nhất.

Khi đi với người già và người tàn tật

Nếu bạn đi cùng với người già hoặc người tàn tật, dù bạn là chủ hay có chức vụ cao hơn thì cũng nên nhường vị trí ưu tiên cho họ. Đôi lúc, không cần phải quá tuân thủ quy tắc mà có thể linh động theo từng trường hợp miễn là nó phù hợp với đạo đức và văn hóa của người hiện đại.

Khi đi với bạn bè

Khi đi cùng xe với bạn cũng có những văn hóa ngồi xe 4 chỗ mà bạn nên ghi nhớ. Nếu đi với một nhóm bạn có cả nam và nữ thì nam nên ngồi phía trước, chị em phụ nữ ngồi phía sau. Vì điều này thể hiện sự ga lăng và bao bọc của người đàn ông dành cho phụ nữ.

Còn nếu bạn đi cùng một người bạn nữa thì tốt nhất nên cùng ngồi hàng ghế phía trước. Điều này vừa thể hiện bạn là người quan trọng nhất trong chuyến hành trình với người lái vừa giúp việc giao tiếp, trao đổi dễ dàng hơn. Đừng bao giờ tự ý chui xuống hàng ghế sau nếu đi cùng bạn mình vì sẽ làm cho họ có cảm giác họ là tài xế của bạn chứ không phải bạn đồng hành.

Tuy có những quy tắc riêng trong văn hóa ngồi xe 4 chỗ nhưng tùy từng trường hợp và thói quen cũng có thể thay đổi sao cho thuận tiện và thoải mái nhất. Tùy từng vùng lãnh thổ và quốc gia khác nhau mà có những văn hóa khác nhau, nhưng nhìn chung với những quy tắc đã kể trên bạn nên biết để ứng xử phù hợp.

BỘ QUI TẮC ỨNG XỬ VĂN HÓA EVN

Điều 35. Quy cách ngồi trên xe ô tô

1. Vị trí ngồi Vị trí quan trọng thứ nhất ở hàng ghế thứ hai phía tay phải của lái xe, vị trí quan trọng thứ hai ở phía tay trái của vị trí thứ nhất.

2. Quy định chỗ ngồi

a) Người có chức vụ cao nhất ngồi ở vị trí quan trọng thứ nhất.

b) Trường hợp có lãnh đạo hai bên đi cùng xe: lãnh đạo bên chủ nhà ngồi vị trí quan trọng thứ hai, lãnh đạo bên khách ngồi vị trí quan trọng thứ nhất.

c) Trong trường hợp đặc biệt: người có chức vụ cao nhất tự lựa chọn vị trí ngồi, tiếp đó là người quan trọng thứ hai; có thể xếp ba người ngồi ghế sau nhưng người ngồi giữa là người có chức vụ thấp hơn so với hai người ngồi bên cạnh.

d) Ghế phụ hàng trên, bên cạnh lái xe: dành cho bảo vệ, phiên dịch, cán bộ tháp tùng, thư ký, trợ lý… hoặc người cao tuổi.

e) Khi đi taxi: người mời (hoặc người đón) ngồi ghế hàng trên bên cạnh lái xe để thanh toán. Lãnh đạo đoàn khách ngồi vị trí quan trọng thứ nhất.

f) Lái xe hoặc CBCNV đi cùng có nhiệm vụ mở cửa xe khi lãnh đạo bước lên và bước xuống xe.

g) Lãnh đạo EVN/đơn vị có vợ/chồng đi cùng thì vợ/chồng ngồi ở vị trí do lãnh đạo yêu cầu. Khi dừng xe, lái xe hoặc cán bộ đi cùng xuống trước mở cửa xe cho vợ/chồng lãnh đạo xuống trước, sau đó cán bộ lãnh đạo xuống sau

Tác giả: ; xuất bản: 23/03/2023 02:05
Họ tên của bạn
Địa chỉ Email  
Tiêu đề
Nội dung
Mã xác nhận
Gửi nhận xét
  • Tổ Xung kích số 2 tham gia hỗ trợ thi công ĐZ 500kV mạch 3

  • Đội xung kích PC Hải Dương hỗ trợ Vị trí 66 tại huyện Nghĩa Hưng, Nam Định

  • Đoàn TNCS Hồ Chí Minh PC Hải Dương với phong trào tình nguyện

  • 54 năm thành lập Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương

  • Họp trực tuyến về tình hình cung cấp điện EVNNPC

  • Hội nghị Tổng kết công tác SXKD năm 2022 và mục tiêu kễ hoạch, nhiệm vụ năm 2023

  • Hội nghị Tổng kết công tác QLKT-AT-VSLĐ năm 2022 và mục tiêu năm 2023

  • PC Hải Dương áp dụng công nghệ số vào quản lý vận hành lưới điện tại TT điều khiển xa Hải Dương

  • PC Hải Dương đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh

  • Hội nghị Tổng kết công tác QLKT-AT-VSLĐ năm 2021 và mục tiêu năm 2022

  • HỘI THAO CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC LAO ĐỘNG TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC NĂM 2022

  • Đảm bảo cấp điện SeaGame 31